Bạn là 1 cơ sở kinh doanh, nuôi cá giống, bạn cần xuất khẩu cá giống đi nước ngoài?
Bạn là một người mua cá giống bên nước ngoài, bạn muốn tìm hiểu thủ tục xuất khẩu cá giống tại Việt Nam?
Bạn là một người có ý định kinh doanh mặt hàng cá giống, bạn muốn tìm hiểu phương thức xuất khẩu hàng này?
Contents
Thủ tục xuất khẩu cá giống
Là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, thủy sản đóng góp tiềm năng đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam cũng như dịch vụ logistic toàn cầu. Mặc dù vẫn có những thử thách phải đối mặt, song ngành thuỷ sản vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, mang đến thành công lớn cho Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc xuất khẩu giống thủy sản cũng rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Hãy cùng INDIAPOST tìm hiểu thủ tục xuất khẩu cá bột, cá giống đi nước ngoài nhé.
Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu cá bột, cá giống trong các trường hợp dưới đây:
- Loài cá xuất khẩu không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
- Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
Sau khi đã xác định được loài cá cần xuất thuộc diện được phép xuất khẩu, tổ chức, cá nhân tiến hành tiếp các thủ tục xuất khẩu.
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU CÁ GIỐNG
1. Đăng ký kiểm dịch
Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch và nhận giấy chứng nhận cho lô hàng xuất khẩu tại Cơ quan Thú y vùng.
2. Book chuyến bay xuất hàng
Doanh nghiệp liên hệ với đại lý vân chuyển để book chuyển bay đến điểm đến theo yêu cầu của khách.
3. Khai hải quan
Sau khi có kết quả kiểm dịch, doanh nghiệp tiến hành khai hải quan với bộ hồ sơ bao gồm:
- Bill, Invoice, Packing list
- Giấy chứng nhận kiểm dịch
- C/O (nếu có)
- Tờ khai hải quan
- Shipping mark
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng.
4. Đưa hàng vào kho, dán nhãn và làm thủ tục cân hàng
Hàng được đưa vào kho theo hướng dẫn của đại lý vận chuyển. Vận chuyển bằng đường hàng không, có quy định rõ ràng về trọng lượng được phép vận chuyển. Do vậy máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ. Đóng gói đầy đủ theo quy định.
Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận. Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, hàng sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang nước ngoài.
5. Gửi bản mềm các giấy tờ kèm theo
Bản mềm gồm có các chứng từ như: AWB, Invoice, Packing list, Giấy chứng nhận kiểm dịch, C/O (nếu có), Shipping mark, hợp đồng.
Hình ảnh lô hàng
Các lưu ý về cần thông báo cho đối tác biết như nhiệt độ giữ hàng, thùng để chưng từ nếu có.
6. Theo dõi lô hàng xuất khẩu cá giống
Vào trang web của hang hàng không để theo dõi tình hình lô hàng của mình đang ở đâu, lịch trình và thời gian di chuyển có thay đổi gì không.
Cập nhât lịch trình cho người nhận nếu có thay đổi.
7. Tiến hành làm các thủ tục thanh toán với đối tác
Thanh toán dựa trên hợp đồng đã ký, lưu ý nếu trên hợp đồng ghi rõ chuyển khoản vào tài khoản công ty thì phải chuyển vào tài khoản công ty.Nếu có những phát sinh về những vấn đề như thiếu hàng, hàng hư hỏng hay hàng kém chất lượng thì phải khiếu nại ngay lập tức. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi soạn hợp đồng và rà soát lại các điều khoản đã có trong hợp đồng để tránh những sai phạm đáng tiếc cho cả hai bên.
Cần thì hãy nhanh tay nhấc máy lên và liên hệ Indiapost ngay để được tư vấn tận tình và mức giá cước tốt nhất nhé!!!
Tham khảo thêm các dịch vụ chất lượng khác tại:
Vận chuyển linh kiện điện tử từ Việt Nam sang Ấn Độ
Ấn Độ – Việt Nam vận chuyển thuốc viên nhanh chóng
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế uy tín, giá rẻ