Những lưu ý khi XNK hàng thực phẩm đi Ấn Độ- Chính ngạch

XNK hàng thực phẩm đi Ấn Độ

Bạn gặp khó khăn trong việc gửi hàng thực phẩm tới Ấn Độ?

Bạn bị từ chối vận chuyển mặt hàng thực phẩm, nhưng chưa biết lý do vì sao?

Indiapost sẽ giúp khách hàng thêm một số thông tin về vấn đề này!!!

Những lưu ý khi XNK mặt hàng thực phẩm

Một số thông tin lưu ý về mặt hàng thực phẩm khi nhập khẩu từ Ấn Độ

Căn cứ Điều 14 Nghị định số38/2012/NĐ-CPngày 25/4/2012 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC ngày 9/4/2014 của liên bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 và Quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì mặt hàng thực phẩm có mã số HS thuộc phân nhóm 0403 và 1601 khi nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật và kiểm tra an toàn thực phẩm.

Mặt hàng thực phẩm có mã số HS thuộc phân nhóm 1104 và 1903 khi nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm.

Mặt hàng thực phẩm có mã số HS thuộc phân nhóm 1704, 1806, 1902, 1904, 1905 và2007 khi nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm.

Do doanh nghiệp không nêu tên hàng và mã số HS cụ thể, nên khi nhập khẩu đề nghị doanh nghiệp căn cứ vào danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm dịch được quy định tại Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TYQuyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV để thực hiện đăng ký kiểmdịch đúng theo quy định.

Bạn có thể tra mã HS tại đây

Bộ chứng từ cần thiết để thông quan thủ tục XNK thực phẩm

  • Tờ khai hải quan
  • Bill of lading
  • Invoice, Packinglist
  • Hợp đồng
  • Certificate of original( C/O nếu có )
  • Giấy chứng nhận tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng

Theo điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ- CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm ngày 25/04/2012 cụ thể :

Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

Vậy nên, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thực phẩm sẽ cần hoàn thành việc công bố vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó sẽ có giá trị hiệu lực trong vòng 03 năm. Bộ hồ sơ bao gồm :

  • CFS (Certificate of free sales) hoặc healthy (giấy chứng nhận y tế).
  • C/A (Certificate of analysis).
  • Bản công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm (ATTP).
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm.
  • Mẫu nhãn sản phẩm, ảnh chụp nội dung nhãn chính, nội dung nhãn phụ sản phẩm. Ảnh chụp chi tiết tổng thể sản phẩm.
  • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, có nghành nghề kinh doanh thực phẩm.

Thời gian để các đơn vị làm công bố sản phẩm sẽ kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tuần. Thủ tục này cần hoàn thành trước khi tiến hành nhập khẩu hàng về .

Những giấy tờ, chứng từ để làm kiểm tra chất lượng

  • Invoice & packing list
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Đây là những giấy tờ cực kỳ quan trọng.

Nếu doanh nghiệp không thể xuất trình một trong số đó. Chắc chắn rằng không thể hoàn thành quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Lợi ích của doanh nghiệp khi lựa chọn Indiapost?

  • Kinh nghiệm dày dạn, tiến hành làm thủ tục thông quan nhanh chóng, chính xác, hợp pháp.
  • Tránh cho doanh nghiệp những rủi ro không đáng có trong suốt quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
  • Tạo dựng được mối quan hệ rộng, đáp ứng tiến độ lưu thông hàng hoá, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng.
  • Giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Quy cách đóng gói gửi hàng trái cây đi Ấn Độ