Những điều cần biết về giấy phép MSDS-Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

GIấy phép MSDS-INDIAPOST

Doanh nghiệp vẫn đang loay hoay việc làm thủ tục xuất nhập khẩu. Đặc biệt đối với 1 số hàng hóa đặc biệt thì sẽ có những giấy tờ khác nhau như MSDS để có thể thuận lợi thông quan hàng.

Giấy phép MSDS là một trong những giấy tờ thiết yếu cho 1 số loại sản phẩm. Indiapost xin chia sẻ cho quý khách hàng những điều cần biết về giấy phép MSDS.

GIấy phép MSDS-INDIAPOST

Contents

Cần giấy phép MSDS khi nào?

MSDS là gì? MSDS hóa chất là từ viết tắt của Material Safety Data  Sheets, là một dạng bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS được cung cấp cho người tiếp xúc hay làm việc với các hóa chất nguy hiểm như: nhập khẩu, vận chuyển, chuyển phát nhanh,… Đây là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu nếu bạn đang có ý định nhập khẩu các loại hóa chất mang tính nguy hiểm.

Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hoá chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước và những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS.

Chỉ khi nào Khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế như DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam.

MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

Xin giấy phép MSDS ở đâu?

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ khai báo MSDS hóa chất trực tiếp tại phòng Văn thư – Cục Hóa chất (21 Ngô Quyền, Hà Nội).

Hiện nay, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ, Cục Hóa chất có hỗ trợ khai báo phiếu an toàn hóa chất tại địa chỉ: http://khaibaogiay.cuchoachat.gov.vn

Hoặc doanh nghiệp có thể khai báo hóa chất qua mạng internet tại địa chỉ: http://khaibaohoachat.cuchoachat.gov.vn.

Muốn khai báo hóa chất trên mạng thì doanh nghiệp cần liên hệ với Cục Hóa chất để mở tài khoản trên website và liên hệ với Cục Thương mại điện tử (25 Ngô Quyền) mua chữ ký số và đầu đọc thẻ.

Đối tượng được cấp phép MSDS là  những ai?

MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS cần có con dấu của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý.

Thông tin trên giấy phép MSDS bao gồm?

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CASRTECS v.v.
  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêngnhiệt độ nóng chảynhiệt độ sôiđiểm bắt lửađiểm nổđiểm tự cháyđộ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất oxy hóa.
  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắtdahệ hô hấphệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biếnđột biến gen . Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v). Cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

Liên hệ với Indiapost để nhận tư vấn tận tình

Indiapost cam kết:

  • Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn tận tình, hướng bạn tới dịch vụ tốt nhất, đạt được nhiều lợi ích nhất.
  • Chúng tôi tự tin cung cấp đến bạn dịch vụ giá rẻ, nhanh chóng nhất.
  • Chúng tôi là công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế và là đại lý thu gom cho các hãng chuyển phát nhanh quốc tế
  • Hỗ trợ đóng gói hàng hóa chuyển phát nhanh miễn phí
  • Cộng tác với các đại lý hãng tàu biển, hãng chuyển phát nhanh, hãng bay, doanh nghiệp chuyên chở uy tín
  • Tư vấn, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu
  • Giá cả cạnh tranh, ưu đãi lượng hàng lớn và thường xuyên
  • Đội ngũ nhân viên của Indiapost đều được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm.
  • Cam kết bảo đảm sự an toàn, nguyên vẹn hàng hóa

Xem thêm: Những lưu ý khi XNK hàng thực phẩm đi Ấn Độ- Chính ngạch

Vận chuyển Ngũ cốc từ Ấn Độ về Việt Nam trọn gói giá rẻ