Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu

Contents

Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu

Bạn là người mới bắt đầu vào nghành xuất nhập khẩu và chưa hiểu rõ về quy trình xuất khẩu hàng hóa?

Cùng Indiapost tham khảo bài viết này để có một cái nhìn tổng quan nhé!

Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu
Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Tổng quan về quy trình xuất khẩu

Quy trình xuất khẩu cơ bản sẽ bao gồm các bước:

Đàm phán và kí kết hợp đồng.

Trước khi tiến tới ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng trước khi giao dịch. Theo đó cần nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh phù hợp và tìm ra các phương pháp kiểm tra, tính giá hàng xuất nhập khẩu. Đây là một bước đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu hàng hóa.

Tiếp theo, cả 2 bên cần ngồi xuống để cùng nhau đàm phán các yêu cầu, nội dung có trong giao dịch xuất nhập khẩu. Một số thông tin quan trọng trong hợp đồng cần đàm phán bao gồm:

  • Quy định đóng gói hàng hóa
  • Giá cả
  • Hình thức thanh toán
  • Giao hàng
  • Các phí dịch vụ
  • Khuyến mãi
  • Khiếu nại
  • Giao hàng theo điều kiện Incoterms nào.
Đàm phán và kí kết hợp đồng.
Đàm phán và kí kết hợp đồng.

Sau khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu thương lượng, bàn bạc, trao đổi với nhau về các điều khoản, nếu cả 2 cùng đồng ý thì sẽ tiến tới ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.

Theo quy định, đối với những loại hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện thì khi thực hiện xuất khẩu cần phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép.

Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Nhà xuất khẩu cân thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu. Sau đó đóng gói hàng theo đúng quy định và đảm bảo hàng hóa luôn an toàn, còn nguyên vẹn và không bị hỏng hóc trong suốt quá trình vận chuyển. Ngoài ra lưu ý là trên bao bì đóng gói cần phải kẻ cả ký mã hiệu hàng xuất khẩu.

Kiểm tra chất lượng hàng hoá.

Đối với kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu thì sẽ được tiến hành ở 2 cấp độ là ở cơ sở và ở cửa khẩu. Còn cơ quan giao thông và người nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Mua bảo hiểm hàng hoá.

Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.

Các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để mua:

  • Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm rủi ro.
  • Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.
  • Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng.

Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau:

Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở.

Thuê phương tiện vận tải.

Nếu như xuất khẩu theo điều kiện D thì đơn vị xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển hàng hóa. Vì vậy lúc này doanh nghiệp sẽ cần phải thuê một công ty dịch vụ vận chuyển để họ làm các bước cần thiết trong quá trình chuyển hàng door-to-door. Công ty vận chuyển (carrier) thường là công ty giao nhận (forwarder) hoặc là đại lý.

Làm thủ tục hải quan.

Đây là qui bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này được tiến hành qua 3 bước:

  • Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá, nước nhập khẩu.Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói.
  • Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát.
  • Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan.

Giao hàng.

Trong quá trình đàm phán, doanh nghiệp sẽ chốt việc giao hàng đi bằng đường biển hoặc đường bay và theo điều kiện Incoterms loại nào.

Tùy theo từng phương thức gửi hàng mà doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để giao cho nhà nhập khẩu.

Thanh toán quốc tế

Hiện tại có 1 số phương thức thanh toán quốc tế cơ bản. Từng phương thức sẽ có mức độ an toàn khác nhau và chi phí cũng khác nhau. Chọn phương thức nòa còn tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối tác của mình, tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối tác của mình, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch.

  • Phương thức chuyển tiền (Remittance)
  • Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
  • Phương thức ghi sổ (Open account)
  • Phương thức nhờ thu (Collection)
  • Bảo lãnh và tín dụng dự phòng.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu có phát sinh tranh chấp thì 1 trong 2 bên có thể khiếu nại với trọng tài. Trong trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án. Việc tiến hành khiếu nại phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…và có chứng từ kèm theo.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, Indiachina nhận gửi vận chuyển đi quốc tế với giá rẻ, nhanh chóng!

Xem thêm:

Gửi thực phẩm chức năng đi Đài Loan

Gửi lá trà đi Ấn Độ nhanh chóng tiết kiệm