Contents
Kinh nghiệm vàng khi nhập khẩu hàng hóa mà các doanh nghiệp nên biết
Theo báo cáo mới đây của Tổng cục hải quan, Trong quý I/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 91,21 tỷ USD, tăng mạnh 19,9%, tương ứng tăng gần 15,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước phát triển mạnh, nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa tăng lên liên tục, tất yếu phải cần đến nhiều đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ logistics hàng hóa.
Xin Giấy Nhập Khẩu Hàng Hóa Từ Nước Ngoài
Khi nhập một loại hàng hóa nào đó, bạn nên cẩn thận với việc xin giấy phép trong quá trình làm thủ tục.
Bạn không cần xin giấy phép xuất khẩu đối với mọi mặt hàng. Và đối với giấy phép nhập khẩu cũng như vậy. Chỉ những mặt hàng nằm trong diện quản lý đặc biệt, hàng hạn chế hoặc hàng có điều kiện mới cần xin giấy phép. Nhưng các loại hàng hóa đều có đặc điểm chung, chính là kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo chất lượng tiêu thụ trên thị trường.
Kiểm Tra Chất Lượng Hàng Hóa Và Giao/ Nhận Hàng Nhập Khẩu
Một trong Việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa vừa để đảm bảo uy tín cho đơn vị xuất khẩu, vừa để bảo vệ quyền lợi cho chính bạn. Vì vậy, trước khi nhập một loại hàng hóa, hãy chú ý đến chất lượng, số lượng hàng hóa nhé.những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa chính là khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa khi giao nhận hàng.
Thuê Phương Tiện Vận Tải
Lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa, cả đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu đều cần có phương án để lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp.
Đối Với Đơn Vị Xuất Khẩu
– Lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa bạn nên trao đổi, đàm phán với các đơn vị vận chuyển về thời gian vận chuyển, giá cước.
– Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, có chuyến vận chuyển phù hợp với lịch trình. Ngoài dịch vụ vận chuyển, có thể tham khảo thêm dịch vụ phát sinh khác như bốc xếp.
– Kiểm tra hàng trước và trong khi giao cho bên vận chuyển, ký biên bản giao hàng đầy đủ.
– Nếu có thông tin phát sinh, cần bổ sung cho bên vận chuyển nắm được tình hình.
– Việc thanh toán cước phí sẽ do hai bên thỏa thuận.
Đối Với Đơn Vị Nhập Khẩu
Quá trình thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu cũng giống như khi xuất khẩu. Bên cạnh đó, đơn vị nhập khẩu cần trao đổi với đơn vị xuất khẩu để nắm rõ lịch trình của chuyến vận tải như: thời gian khởi hành, thời gian dự kiến đến,…
Mua Bảo Hiểm Hàng Hóa Nếu Cần khi nhập khẩu
Mặc dù khi nhập khẩu, việc mua bảo hiểm hàng hóa không phải là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, để tránh tổn thất khi có sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển thì bạn cũng nên xem xét đến việc mua bảo hiểm.
Làm Thủ Tục Hải Quan khi nhập khẩu
Trước khi nhận hàng hóa, đơn vị nhập khẩu cần làm thủ tục khai báo hải quan. Một số vấn đề cần lưu ý trong khâu này là: áp đúng mã số hàng hóa, xác định đúng mức thuế.
Xác Nhận Thanh Toán
Một lưu ý khi khá quan trọng, chính là khâu thanh toán. Những vướng mắc trong thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho cả hai bên. Chính vì lẽ đó, bạn nên kiểm tra các điều khoản có trong hợp đồng thật cẩn thận, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để tránh rủi ro xảy ra.
Giải Quyết Tranh Chấp Nếu Có
Việc tranh chấp trong quá trình giao dịch là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều vấn đề phát sinh giữa các bên như: hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng. Để tránh những hệ quả không đáng có cho đối tác cũng như cho doanh nghiệp của bạn, bạn nên rà soát hợp đồng thật cẩn thận, nên quy định thêm điều khoản về việc giải quyết tranh chấp (nếu có).
Xem thêm:
Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói