Chuỗi dịch vụ ngành logistics

Ngành dịch vụ Logistics

Contents

Chuỗi dịch vụ ngành logistics

“ Dịch vụ logistics là thương mại gồm nhiều công việc : nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Chuỗi dịch vụ ngành logistics
Chuỗi dịch vụ ngành logistics

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics

Từ khái niệm về dịch vụ logistics, chúng ta có thể thấy được một doanh nghiệp logistics hoạt động dựa trên các nền tảng sau:

Logistics sinh tồn

Đây chính là nền tảng cơ bản của các hoạt động logistics nói chung. Nền tảng này hướng đến việc logistics cung ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Nó đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Hiểu nôm na, thì logistics sinh tồn chính là quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng chính là bản chất cơ bản của các dịch vụ logistics nói chung.

Logistics hoạt động

Hoạt động doanh nghiệp logistics xét theo khía cạnh hoạt động sẽ gắn liền với hệ thống sản xuất của đối tác. Nó chính là các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho cho các nguyên liệu đầu vào, đầu ra. Sau đó, phân phối sản phẩm đến các kênh phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chuỗi bán hàng, nhà phân phối, các cửa hàng nhỏ lẻ…)

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics
Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics

Logistics hệ thống

Đây chính là những yếu tố giúp cho một công ty dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Nó bao gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực, máy móc thiết bị tối thiểu. Thiếu những yếu tố này, thì doanh nghiệp không thể thực hiện được dịch vụ logistics.

Đặc điểm dịch vụ logistics

Như đã nói, dịch vụ logistics chịu sự điều phối và quản lý của pháp luật. Vì vậy nó được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong luật thương mại 2005. Theo đó, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản của logistics:

Do thương nhân thực hiện

Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phương tiện thiết bị
  • Đảm bảo các công cụ cần thiết cho công việc
  • Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển hàng hóa
  • Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô dịch vụ.

Hiện nay, có khá nhiều công ty dịch vụ logistics. Để dễ hình dung hơn về logistics, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua dịch vụ các công ty như: Viettel, Bưu điện, Kho vận miền Nam, Tân cảng Sài Gòn, Giao nhận toàn cầu DHL…

Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất

Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện 1 khâu trong toàn bộ các dịch vụ logistics. Khi đó, họ cũng tự nhận mình là đơn vị dịch vụ logistics. Trên thực tế, dịch vụ logistics có bước phát triển cao nhất.

Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Logistics không chỉ có ý nghĩa trong bán hàng. Nó đóng vai trò trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối thành phẩm đến tay người dùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tối đa rủi ro.

Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Thương nhân thực hiện dịch vụ sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc. Hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong hợp đồng sẽ có điều khoản đền bù cụ thể để đảm bảo trách nhiệm của đơn vị logistics.

Phân loại dịch vụ logistics

Hiện nay, logistics được phân thành 3 nhóm chính:

Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu

  • Bốc xếp hàng hóa: Đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container
  • Dịch vụ kho bãi mục đích lưu giữ hàng hóa (tính cả kinh doanh cho thuê kho bãi)
  • Dịch vụ đại lý vận tải: Thực hiện thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa…
  • Dịch vụ bổ trợ:
    • Bảo quản hàng hóa lưu kho
    • Xử lý đơn hàng bị khách hoàn trả
    • Kiểm tra hàng tồn kho…..

Nhóm dịch vụ logistics vận tải

  • Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ (xe tải, container)
  • Vận tải hàng hóa bằng đường sắt
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế
  • Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
  • Chuyển phát nhanh nội địa
  • Chuyển phát nhanh quốc tế

Nhóm dịch vụ logistics liên quan

  • Kiểm tra sản phẩm, tư vấn kỹ thuật vận chuyển
  • Phân loại hàng hóa
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác
  • Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ bưu chính
  • Dịch vụ xin giấy phép: giấy công bố sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…
  • Tra cứu mã HS cho hàng hóa (Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã số này cần được tra cứu chính xác làm căn cứ để đóng thuế hải quan)

Chi tiết cụ thể của một quy trình logistics cơ bản

  • Báo giá, ký hợp đồng: Doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các thông tin cơ bản về số lượng, chủng loại, yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Sau đó có báo giá cơ bản gửi đến khách hàng. Hợp đồng sẽ được lập dựa vào báo giá và thỏa thuận các điều kiện hai bên.
  • Nhận hàng: Thực hiện nhận hàng đúng như thỏa thuận tại địa điểm yêu cầu
  • Đóng gói bao bì (theo yêu cầu, hoặc cần thiết với sản phẩm để đảm bảo an toàn vận chuyển)
  • Ghi ký mã hiệu hàng hóa, sản phẩm
  • Vận chuyển: thực hiện đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến các kho phân phối.
  • Lưu kho, lưu bãi: Lưu trữ hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho quá trình logistics
  • Làm các thủ tục hải quan cho hàng hóa
  • Giao hàng đến tay người nhận.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan nhất! 

Xem thêm:

Vận chuyển mực khô đi Malaysisa

Gửi ô mai đi Úc