Chuỗi cung ứng máy bay toàn cầu – Trong tháng 5 vừa qua, Boeing, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đã ngừng sản xuất máy bay 737 MAX trong vòng khoảng 10 ngày, tờ Wall Street Journal đưa tin, trích dẫn cho rằng sự gián đoạn này là do chuỗi cung ứng.
Có phải Boeing tạm ngừng việc sản xuất? – Indiapost.vn
Trước đây, Boeing đã chuyển từ láp ráp máy bay sang việc lắp đặt các bộ phận còn thiếu sau đó. Tuy nhiên, lần này họ đã dừng việc sản xuất máy bay ở ngay giữa dây chuyền sản xuất.
Hiện Boeing còn một loạt các máy bay 737 MAX và 787 chưa được giao, trong đó những chiếc 787 do khi kiểm tra phát hiện thấy các vết nứt nhỏ ở các khớp, khiến việc bàn giao mẫu máy bay này gần như phải ngừng lại kể từ cuối năm 2020.
Vào tháng 4 năm nay, Boeing báo cáo rằng việc sản xuất và giao hàng 737 MAX cũng bị ảnh hưởng do sự thiếu hụt nguồn cung của bộ phần đầu nối dây.
Tương tự như Boeing, tình trạng sản xuất của Airbus cũng không thật sự thuận lợi lắm. Số lượng máy bay phản lực được giao trong tháng 5 vừa rồi đã thấp hơn 6% so với năm trước.
Đây không phải là tin tốt đối với ban lãnh đạo Airbus mà có những tham vọng lớn. Hãng đang đặt mục tiêu sản xuất 45 máy bay A320 mỗi tháng trong năm nay, với mục tiêu tăng sản lượng lên 65 chiếc một tháng vào giữa năm 2023 và khoảng 70 đến 75 chiếc vào năm 2024.
Tháng 2, Giám đốc điều hành của Airbus, Guillaume Faury, đã nói rằng việc tăng cường sản lượng máy bay thân hẹp là “trọng tâm trong các ưu tiên của hãng”. – chuỗi cung ứng máy bay toàn cầu.
Chuyện không của riêng ai
Các vấn đề đang kéo dài khắp chuỗi cung ứng hàng không. Vào tháng 2, tập đoàn hàng không và quốc phòng Raytheon Technologies đã thông báo rằng Pratt & Whitney, công ty Hoa Kỳ chuyên sản xuất động cơ máy bay đồng thời là một trong ba nhà sản xuất động cơ máy bay hàng đầu thế giới, có thể không gửi được khoảng 70 động cơ cho Airbus do thiếu khuôn đúc.
Theo lời một số chuyên gia, chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ đang có vấn đề với sự thiếu hụt và chậm trễ các bộ phận. Tác động của Covid-19 đã làm bộc lộ những lỗ hổng sâu sắc, trong bối cảnh hơn một nửa đội bay thương mại toàn cầu đã ngừng hoạt động và các hãng hàng không buộc phải cắt giảm chi phí.
Thời điểm hiện tại, các nhà cung ứng đang cố gắng xử lý nhu cầu gia tăng với số lượng nhân viên và kỹ sư ít ỏi hơn, vốn đã thiếu hụt trước và trong đại dịch. Các bên vận chuyển cũng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn cung duy nhất, vì để có được các nhà cung cấp mới đạt chuẩn sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Xu hướng chuyển đổi máy bay chở khách sang chở hàng đang ngày càng tăng mạnh hơn, với các đơn hàng cho một số loại đã được đặt trước đến năm 2025. Aeronautical Engineers Inc. (AEI), công ty chuyển đổi máy bay lâu đời nhất thế giới, đã nhận thấy những tác động tới từ chuỗi cung ứng máy bay toàn cầu.
Bob Convey, Phó giám đốc bán hàng và Marketing của hãng nói: “Chúng tôi cảm thấy điều đó chủ yếu là do sự chậm trễ trong thời gian sản xuất và tác động tới từ chi phí.
Ông lưu ý rằng việc có các bộ phận không phải là một vấn đề, nhưng sự chậm trễ trong việc phân phối máy báo khói thực sự là một thách thức lớn. AEI đang cảm thấy sự căng thẳng trong các yêu cầu vận chuyển.
Bộ dụng cụ chuyển đổi được lắp ráp tại Mỹ, sau đó được vận chuyển để cung cấp cho cơ sở của hãng ở Trung Quốc. Năng lực vận tải hàng không giữa hai khu vực vẫn còn rất thấp, và Convey nhận định: “Vẫn sẽ mất thêm một năm nữa trước khi các chuyến bay đến Trung Quốc được khôi phục.hoàn toàn.”
Đứng trước những khó khăn đến từ phía nguồn cung, Airbus và Boeing vẫn hy vọng có nhiều tiến bộ nhanh hơn trong việc giải quyết các vấn đề chuỗi cung ứng máy bay toàn cầu của họ.
Đọc thêm tại: Sự ra đời của dịch vụ bay hạng thương gia