Contents
Thủ tục xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc
Bạn là có sơ sở sản xuất mặt hàng dệt may ở Việt Nam, bạn muốn xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc.
Bạn đang tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu hàng dệt may?
Bạn đang tìm đơn vị có khả năng khai báo hải quan giúp bạn cho mặt hàng này?
Hiện nay, Indiapost là một đơn vị có chức năng khai báo hải quan cùng vận chuyển giúp quý khách hàng không còn lo lắng gì về vấn đề xuất khẩu mặt hàng này.
Tìm hiểu về mặt hàng dệt may
Sản phẩm dệt may là sản phẩm chủ lực của Việt Nam và là ngành kinh tế sản xuất/gia công trọng yếu. Hiện nay, nhóm hàng này đang nhận nhiều ưu đãi về thuế như một phần trong chính sách kích thích xuất khẩu ngành dệt may (từ chính phủ). Trong đó, thị trường khu vực ASEAN, thị trường Trung Quốc, thị trường Bắc Mỹ (với Mỹ là đối tác nhập khẩu chính), thị trường Nhật Bản, thị trường châu Âu (EU) là những thị trường quan trọng hàng đầu của xuất khẩu dệt may Việt Nam. Bên cạnh sản phẩm dệt may được sản xuất trong nước, thị trường Việt Nam cũng nhập khẩu một tỉ trọng lớn hàng dệt may từ các đối tác thương mại lớn.
Trong đó, nguyên liệu cho sản xuất dệt may/gia công và sản phẩm thời trang xa xỉ là những mặt hang dệt may chính được Việt Nam nhập khẩu. Khác với giai đoạn trước năm 2007, khi hàng dệt may Việt Nam vốn chủ yếu là hàng gia công, với mặt hàng may mặc có tiêu chuẩn chất lượng thấp, không được kiểm soát chặt chẽ, thì hiện nay, quy trình kiếm soát chất lượng mặt hàng trên đã được siết chặt. Cần lưu ý, đối với mặt hàng dệt may, việc kiểm soát chất lượng và đưa ra quy chuẩn kỹ thuật thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (BCT). Cơ quan giám định sản phẩm dệt may phải là cơ quan do Bộ Công Thương chỉ định. Đây là điều các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu hàng dệt may cần đặc biệt lưu ý.
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 37/2015/TT-BCT (ngày 30/10/2015) quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, căn cứ theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (21 tháng 11 năm 2007), trần tiêu chuẩn chất lượng cho hàng dệt may Việt Nam đã được nâng cao. Quy trình kiểm soát chất lượng và xử lý sai phạm với sản phẩm dệt may đã được hòa thiện. Trên thực tế, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm dệt may đã được siết chặt hơn vào năm 2020, trong khuôn khổ thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA). Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, quy định chi tiết về thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa là bộ khung pháp lý hiện nay cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm dệt may.
Quy trình thủ tục pháp lý xuất khẩu hàng dệt may
Về trước hết, để xuất hay nhập khẩu sản phẩm dệt may về Việt Nam, sản phẩm sẽ phải trải qua việc đăng ký chứng nhận hợp quy. Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy các sản phẩm dệt may (vải, quần áo…) như sau:
- Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của các Tổ chức giám định được BCT ủy quyền..
- Tổ chức giám định Sản phẩm dệt may tiến hành đánh giá, hướng dẫn lấy mẫu quần áo, vải… gửi mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể thực hiện tại tại cảng, icd hoặc tại kho hàng).
- Cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Sau khi đã đăng ký chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ cần đăng ký thực hiện thủ tục hải quan cho việc xuất – nhập khẩu quần áo. Quy trình trên yêu cầu các loại giấy tờ sau:
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
- Contract (hợp đồng)
- Bill of Lading (vận đơn)
- Giấy chứng nhận hợp quy
Về thuế hàng dệt may khi xuất khẩu:
Để biết mức thuế hàng may mặc xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Đối với vải, quần áo, hàng dệt may, bạn đọc có thể tham khảo Phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt.
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng thuộc Phần XI không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)
Một số lưu ý khi khai hải quan hàng dệt may
- Tên hàng;
- Thành phần chất liệu: bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì….;
- Công nghệ dệt: (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt…);
- Công dụng làm gì: may mặc, rèm cửa, lau nhà….;
- Quy cách: chiều dài, chiều rộng, trọng lượng;
- Mật độ sợi hoặc định lượng;
Lời kết:
Với nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu vải, dệt may và nhiều mặt hàng khác trong ngành may mặc. Tóm lại việc “xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc” không có gì phức tạp, thực hiện nhanh, gọn và không còn tốn thời gian. Hãy gọi ngay với Indiapost!
Xem thêm :
Dịch vụ gửi tôm khô, cá khô, mực khô đi Úc siêu tiết kiệm với Airport Cargo