Contents
Các hãng hàng không Việt Nam hiện nay
Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không tại Việt Nam khai thác các chuyến bay quốc tế và nội địa. Vậy bạn đã biết gì về các hãng hàng không đó chưa? Nếu chưa thì hôm nay India Post sẽ thống kê danh cách các hãng hàng không Việt Nam để các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Tìm hiểu chung về các hãng hàng không ở Việt Nam
Hiện có 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Bamboo Airways. Có 49 đường bay trong nước tại các sân bay lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt… được 4 hãng này khai thác. Ngoài ra còn nhiều đường quốc tế bay tới các nước ở khu vực như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Mỗi hãng hàng không sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt về chất lượng của dịch vụ, về hạng ghế ngồi cùng các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng.
Tuy nhiên nhìn chung thì tiêu chí của các hàng đều mong muốn được mang đến những chuyến bay thật sự an toàn với những mức giá vé rẻ nhất.
Ưu nhược điểm của 4 hãng hàng không tại Việt Nam
1. Hãng hàng không Vietnam Airline
Đây là hãng hàng không quốc gia đạt tiêu chuẩn 4 sao và được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như độ uy tín của hãng mang lại. Hãng luôn được coi là người bạn đồng hành đáng tin cậy của quý khách hàng.
Được thành lập từ năm 1956, Vietnam Airline có chuyến bay cất cánh đầu tiên vào tháng 9/1956
Hiện tại hãng đang khai thác 5 hãng máy bay vô cùng tối tân và hiện đại như Boeing 787, Airbus A321, Airbus A330, Airbus A350. Vietnam Airlines có khắp các chuyến bay tới mọi miền trên cả nước trong đó phải kể tới: Quảng Ninh, Vân Đồn, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Huế, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Côn Đảo, Đà Lạt, Nha Trang, Tuy Hòa, Sài Gòn, Cần Thơ, Cà Mau.
Song song với những chuyến bay trong nước là các đường bay quốc tế tới Seoul, Bangkok, Manila, Tokyo, Singapore, Moscow, Amsterdam, New York…
Các hạng vé mà bạn có thể lựa chọn tại Vietnam Airlines là: Hạng phổ thông, phổ thông đặc biệt và Hạng thương gia.
+ Ưu điểm của hãng Vietnam Airlines:
Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp với rất nhiều tiện ích.
+ Nhược điểm của hãng Vietnam Airlines:
Có giá thành vé khá cao.
2. Hãng hàng không Vietjet Air (VJ)
Được thành lập từ năm 2007, đây là hãng hàng không Việt Nam này chuyên cung cấp các vé máy bay có giá rẻ đến với khách hàng. Hiện nay, hãng đang khai thác nhiều chuyến bay đến khắp các tỉnh thành trong nước cũng như tại quốc tế. Số lượng chuyến bay trong ngày rất lớn cùng lượng khách khá là đông đảo.
Hai dòng máy bay A320 và A321 là 2 dòng hiện đại, trang bị tối tân mà hãng đang khai thác
Hơn 10 năm đi vào hoạt động chính thức, Vietjet Air (VJ) đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn tại trong và ngoài nước, có thể kể tới như “Top 500 thương hiệu hàng đầu ở châu Á năm 2016”, “hãng hàng không giá rẻ tốt nhất khu vực châu Á năm 2015”. Đặc biệt nhiều năm liền Vietjet Air được công nhận là “nơi làm việc tốt nhất”
Các hạng vé mà Vietjet Air cung cấp là: Vé cao nhất là vé Skyboss (vé hạng thương gia), hạng vé trung bình Eco (hạng phổ thông) và hạng vé rẻ nhất Promo (hạng tiết kiệm).
+ Ưu điểm của hãng Vietjet Air (VJ):
Có nhiều chương trình khuyến mại rất hấp dẫn với giá vé rẻ hàng đầu tại Việt Nam.
+ Nhược điểm của hãng Vietjet Air (VJ):
Một số chuyến bay hay bị delay.
| Có thể bạn quan tâm: top 9+ các hãng máy bay trên thế giới lớn nhất hiện nay
3. Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines
Được thành lập từ ngày 15/6/1991. Đây là hãng hàng không Việt Nam đi tiên phong chuyên cung cấp các vé máy bay có giá rẻ trên thị trường. Hãng thuộc tập đoàn Vietnam Airlines.
Các dòng máy bay mà Jetstar Pacific sở hữu cũng được trang bị rất hiện đại và tối tân bao gồm: Boeing 787 Dreamliner, Boeing B737 – 400, Airbus A321, Airbus A320, Bombardier.
Jetstar Pacific đang khai thác rất nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế tới các sân bay lớn. Hàng tuần sẽ có khoảng 5000 chuyến bay cất cánh cùng đông đảo khách hàng. Các chuyến bay nội địa có thể kể đến như Hải Phòng, Hải Nội, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, QUy Nhơn, Vinh, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh…Ngoài ra các chuyến bay quốc tế đến các sân bay của Đài Loan, Philippines, Macau, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Úc…
Hạng ghế của hãng bao gồm hạng Business (hạng thương gia), hạng Starter Max (hạng tối ưu) và hạng Starter Plus (hạng linh hoạt).
+ Ưu điểm của hãng Jetstar Pacific:
Có giá vé máy bay khá rẻ.
+ Nhược điểm của Jetstar Pacific:
Không nhiều chuyến bay và đôi khi các chuyến bị hủy hoặc delay.
4. Hãng hàng không Bamboo Airways
Đây là hãng hàng không mới thành lập vào năm 2017 dưới sự quản lý của tập đoàn FLC. Chuyến bay đầu tiên cất cánh vào ngày 10/10/2018.
Hãng hàng không này cũng đã khai thác nhiều chuyến bay trong nước và dự kiến sẽ mở nhiều đường bay quốc tế.
Trụ sở của hãng không đặt tại sân bay Nội Bài của Hà Nội hay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn mà lại ở sân bay Phú Cát của tỉnh Bình Định. Hiện nay các máy bay mà hãng nay đang khai thác cũng rất hiện đại như Boeing 787 – 9 Dreamliner, Airbus A321Neo.
Các hãng vé của hãng Bamboo Airways bao gồm Hạng thương gia (Business), hạng nhất (Bamboo First Class), hạng phổ thông linh hoạt (Bamboo Plus) và hạng phổ thông (Bamboo Eco).
+ Ưu điểm của hãng:
Nhiều máy bay mới, nhiều gói combo hấp dẫn và trong danh cách các hãng hàng không tại Việt Nam thì Bamboo Airways có chỉ số cao nhất về đúng giờ.
+ Nhược điểm của hãng:
Nhiều chặng bay chưa được khai thác.
Vậy là qua phân tích một cách tổng quan về danh cách các hãng hàng không Việt Nam, India Post hi vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn được hãng bay phù hợp nhất với mình nhé!
Xem thêm:
Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói
Gửi lá trà đi Ấn Độ nhanh chóng tiết kiệm