Quy trình kiểm dịch động thực vật với một lô hàng nhập khẩu

Contents

Quy trình kiểm dịch động thực vật với một lô hàng nhập khẩu

Làm thủ tục kiểm dịch động vật nhập khẩu là một trong những bước bắt buộc nếu bạn muốn nhập khẩu một số loại hàng có nguồn gốc động vật hay thủy sản.

Sau đây hãy cùng India Post tìm hiểu về quy trình kiểm dịch động thực vật với một lô hàng nhập khẩu nhé!

Quy trình kiểm dịch động thực vật của Đà Nẵng
Quy trình kiểm dịch động thực vật của Đà Nẵng

Kiểm dịch động thực vật là làm gì?

Là việc lấy mẫu để kiểm tra xét nghiệm xem động vật, hoặc sản phẩm nguồn gốc động vật xem có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không. Mục đích là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng bị nhiễm dịch bệnh không được vào Việt Nam.

Hàng sản phẩm động vật sản xuất tiêu dùng trong nước, cũng như hàng nhập khẩu đều thuộc diện phải kiểm dịch. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ tập trung vào thủ tục kiểm dịch động vật cho hàng hóa nhập khẩu, về để tiêu dùng trong nước (không tái xuất).

Về mặt quy định, bạn cần xem 2 văn bản liên quan:

  • Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật trên cạn như bò, lợn, gà… và các sản phẩm từ đó, như: thịt, trứng, sữa…
  • Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật thủy sản như tôm hùm, cá hồi, cá trứng…
Quy trình kiểm dịch động thực vật của Đà Nẵng
Quy trình kiểm dịch động thực vật của India Post

Thủ tục kiểm dịch động thực vật nhập khẩu

Đăng ký kiểm dịch với Cục thú y

Trước khi nhập khẩu, chủ hàng cần nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục thú y. Hình thức có thể là gửi qua đường bưu điện, hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc nộp trực tiếp.

Với hàng thủy sản, hồ sơ đăng ký theo Điều 4.2 Thông tư 26, gồm:

  • Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch (theo mẫu)
  • Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của nước xuất khẩu (nếu có nguồn gốc từ nước chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam)
  • Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh Mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES;
  • Bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh Mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh

Còn với hàng động vật trên cạn hoặc sản phẩm, theo điều 8.2 Thông tư 25, hồ sơ đăng ký chỉ gồm:

  • Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch (theo mẫu)
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng phải có giấy phép)

Sau khi xét hồ sơ hợp lệ, và căn cứ vào tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y sẽ gửi qua email Văn bản đồng ý (hoặc từ chối) và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và Chi cục kiểm dịch động vật tại cửa khẩu.

Khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch cửa khẩu

Sau khi được Cục thú y chấp thuận, chủ hàng mới được làm hồ sơ khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, chẳng hạn như:

Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền)

Tại Nội Bài – Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh – Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài)

Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình)

Về hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, bạn cần chuẩn bị:

  • Thông tin đăng ký (theo mẫu)
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận tải)
  • Giấy kiểm dịch gốc nước xuất khẩu
  • Giấy chứng nhận kho chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Trường hợp nhập khẩu sản phẩm động vật hoặc thủy sản không dùng làm thực phẩm hoặc làm giống, mà để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (bột thịt xương, bột lông vũ, bột cá…), hồ sơ còn cần bổ sung thêm giấy phép của cơ quan chuyên ngành, nếu có.

Từ giữa năm 2018, một số nơi đã yêu cầu làm thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản, chọn cơ quan (Bộ Nông nghiệp) và loại thủ tục liên quan (Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn). Sau đó khai báo hồ sơ online cho lô hàng.

Khi làm trực tuyến, bạn đăng nhập vào Cổng thông tin rồi điền thông tin đăng ký online (thay cho bản giấy trước đây), đính kèm file cần thiết: Hợp đồng mua bán, Invoice, Packing List, Vận đơn, Giấy chấp thuận của Cục thú y… Sau đó nộp hồ sơ.

Bên chi cục kiểm dịch sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin đầy đủ, chuẩn chỉnh. Lúc này bạn sẽ đến cảng để làm thủ tục lấy mẫu kiểm dịch.

Bạn cũng có thể truyền tờ khai hải quan luôn, để nếu bị luồng Đỏ phải kiểm hóa, thì làm cùng khi lấy mẫu kiểm dịch luôn cho tiết kiệm.

Lưu ý khi đi lấy mẫu kiểm dịch, bạn nên đem theo đủ công cụ cần thiết để lấy mẫu.

Sau khi cán bộ kiểm dịch lấy mẫu, thường sau khoảng 3-4 ngày có kết quả. Khi đó, bạn nộp kết quả cùng hồ sơ hải quan để làm tiếp thủ tục thông quan cho hàng nhập khẩu.

Trên đây là những bước chính khi làm Thủ tục kiểm dịch động vật nhập khẩu, bạn có thể tham khảo khi nhập về làm con giống, thực phẩm, hay nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Dịch vụ Logistics của India Post

  • Cập nhật giá cước ưu đãi từ các hãng vận chuyển
  • Hỗ trợ nhận hàng, đóng gói tại nhà miễn phí
  • Dịch vụ hút chân không hàng cồng kềnh
  • Hỗ trợ làm tem nhãn đối với những mặt hàng không có thương hiệu
  • Cung cấp tracking hàng đi trong ngày

Xem thêm:

Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói

Gửi lá trà đi Ấn Độ nhanh chóng tiết kiệm

Vận chuyển hàng hóa đi Melbourne