Boeing 747 là một trong những dòng máy bay mang tính biểu tượng của ngành hàng không và đã gần như “thống trị” bầu trời trong suốt 50 năm qua. Tuy nhiên, chiếc máy bay này đang dần bị “hắt hủi” bởi nhiều hãng hàng không Mỹ. – Indiapost.vn
Contents
Kết cục của một tượng đài – Boeing 747
Vào cuối năm 2017, hai hãng hàng không khác của Mỹ cũng đã ngưng sử dụng dòng máy bay này. Trong tháng 11/2020, United Airlines đã thực hiện chuyến bay hành khách cuối cùng sử dụng chiếc 747, sau đó hãng Delta Air Lines cũng làm điều tương tự vào tháng 12. Hãng Delta Air Lines đã không thực sự mặn mà với dòng máy bay này, tuy rằng hãng đã từng hết lời ca ngợi dòng máy bay này khi lần đầu đưa vào khai thác từ năm 1970.
Không lâu sau đó, hãng này cho rằng dòng máy bay này quá lớn so với mức cần thiết. Kết quả là hãng đã dừng khai thác dòng máy bay này vào tháng 4 năm 1977.
Tuy nhiên, Boeing 747 lại tiếp tục được tham gia vào đội bay của Delta sau khi hãng này sáp nhập với Northwest Airlines vào 2008. Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau, dòng máy bay này tiếp tục bị hãng ngưng sử dụng.
Một dòng máy bay khó tu sửa – Boeing 747
Cựu giám đốc điều hành United Airlines và hiện đang là chủ tịch của hãng, ông Oscar Munoz đã chia sẻ lí do vì sao hãng ngưng sử dụng dòng máy bay này.
Theo trang Business Insider, ông giải thích rằng dòng máy bay này rất khó bảo dưỡng. Tuổi thọ của dòng máy bay này là một vấn đề lớn trong việc đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.
“Đây từng là một dòng máy bay quan trọng đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi đã gặp nhiều vấn đề trong việc bảo dưỡng, đặc biệt là vấn đề phụ tùng. Sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm phụ tùng thay thế cho những chiếc máy bay này.”
“Chúng tôi đã phải tháo linh kiện của những chiếc máy bay khác để sử dụng cho những chiếc thuộc dòng 747. Hơn nữa, linh kiện cho máy bay Boeing 747 ngày càng trở nên khan hiếm do dòng máy bay này ngày càng ít được khai thác.”
Chi phí là một vấn đề lớn
Boeing 747 là một dòng máy bay có 4 động cơ như Airbus A380. Tuy nhiên, Boeing 747 có chi phí vận hành cực kì đắt đỏ khi so sánh với những dòng máy bay hiện đại khác trên thị trường. Các mẫu 777, 787, A330, và A350 đều có những option tốt hơn cho việc bay đường dài.
Hơn nữa, các dòng máy bay thân hẹp đang ngày càng được cải tiến hơn nhằm phục vụ cho việc bay những tuyến đường trung bình và dài. Vì vậy, US Airlines không còn phải phụ thuộc vào dòng máy bay này cho các tuyến bay qua Châu Mĩ hoặc Ấn Độ Dương.
Khoảng 10 năm về trước, đã có thêm một vài tia hi vọng cho dòng máy bay này với phiên bản nâng cấp Boeing 747-8. Tuy nhiên, không có một hãng hàng không chở khách nào lựa chọn mua phiên bản này do họ cho rằng có nhiều dòng máy bay đạt hiệu quả hơn.
Trong điều kiện thực tế, một chiếc Boeing 777-300ER có thể chở số lượng hành khách ngang với Boeing 747-400. Tuy nhiên, dòng máy bay này tiêu thụ ít hơn 45359 lít xăng. Điều này thực sự đã giúp tiết kiệm hàng nghìn đô la cho mỗi chuyến bay.
Một thời đại mới
Suy cho cùng, cũng không có gì ngạc nhiên khi các hãng hàng không Mỹ ngưng sử dụng dòng máy bay này vì lí do kinh tế. Đây cũng là một trong những dòng máy bay có hiệu quả kinh tế thấp nhất tại thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, nhiều kế hoạch cắt giảm dòng máy bay này đã được đưa ra nhằm tiết kiệm chi phí.
Có thể nói rằng Boeing 747 đang ở giai đoạn “xế chiều” trong việc vận tải hành khách. Dòng máy bay huyền thoại này ra đời nửa thế kỉ trước và được giới thiệu tới công chúng bởi Pan American (hãng hàng không quốc tế chính của nước Mỹ từ thập niên 1930, hãng đã chấm dứt hoạt động vào năm 1991).
Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi. Trong tương lai, chúng ta chỉ có thể thấy Boeing 747 trong những chuyến bay chở hàng hoặc những nhiệm vụ quan trọng. Một dòng máy bay đã tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng nhiều thế hệ …
Đọc thêm tại: Tại sao Airbus chỉ sản xuất máy bay tại Mỹ?